Mật Ong 47 Đắk Lắk - Đặc sản của núi rừng Tây Nguyên
www.47daklak.com

Bí quyết từ mật ong

Nói đến mật ong, bạn nghĩ ngay đến chất nước sền sệt, trong suốt, vàng tươi, ngọt lịm và thơm phưng phức. Đôi lần trong đời, bạn đã có dịp nếm thử loại thức uống có pha mật ong rồi chứ? Ngoài việc ngon miệng, chúng còn có tác dụng gì?

 

1- Chế tạo mỹ phẩm tại gia:

Dùng sản phẩm chứa chiết xuất từ mật ong sẽ giúp da căng, sáng mịn. Chúng còn có tác dụng giữ ẩm, cung cấp chất bổ cho da.. Tuy nhiên, dùng mật ong nguyên chất sẽ cho bạn tác dụng nhanh chóng hơn. Với cách này, bạn có thể chủ động về mặt thời gian. Hãy tự thực hiện một số cách làm đẹp từ mật ong.

- Kem tắm làm mềm da: Cho ¼ muỗng súp mật ong vào bồn nước tắm ấm để giúp da bóng, mềm mượt.

- Mặt nạ dưỡng da: Trộn đều 2 muỗng súp mật ong với 2 muỗng café sữa tươi. Thoa hỗn hợp này lên da, massage nhẹ nhàng trong 10 phút. Rửa sạch với nước ấm.

- Lotion làm mềm vùng da thô ráp: Trộn đều các thành phần sau: 1 muỗng café mật ong, 1 muỗng café dầu thực, 1.4 muỗng café nước ép chanh. Thoa hỗn hợp lên mu bàn tay, khuỷu tay, gót chân hoặc những vùng da thô, khô ráp, chà xát nhẹ trong 10 phút. Rửa sạch.

- Kem làm sạch da: Trộn đều 1 muỗng súp mật ong với 2 muỗng café dầu hạnh, ½ muỗng café nước cốt chanh. Thoa nhẹ nhàng lên mặt. Rửa lại bằng nước ấm.

- Mặt nạ săn chắc da: Trộn đều hỗn hợp sau: 1 muỗng súp mật ong, 1 lòng trắng trứng, 1 muỗng café glyxerin, ¼ tách bột mì. Thoa hỗn hợp lên mặt và cổ. Để yên trong 10 phút. Rửa sạch lại bằng nước ấm.

- Kem xả tóc: Trộn ½ tách mật ong với ½ tách dầu ôliu (dùng hai muỗng súp dầu ôliu cho tóc thường và tóc nhờn). Mỗi lẩn chỉ dùng một lượng nhỏ. Thoa hỗn hợp này lên tóc, từ gốc đến ngọn. Đội mũ nylon hoặc quấn khăn bao bọc tóc trong 30 phút. Gội sạch lại bằng dầu gội bình thường rồi xả sạch. Để khô tự nhiên.

- Kem làm bóng tóc: Khuấy 1 muỗng café mật ong vào 4 tách nước ấm. Sau khi gội sạch với dầu gội, lau khô tóc, thoa hỗn hợp mật ong lên, không xả lại bằng nước. Để khô tự nhiên.

2- Chiết xuất từ mật:

- Tạo chất AHAs (Alpha hydroxy acids): Đây là hợp chất được tạo ra từ mật ong. Hợp chất này thường có mật trong kem hoặc lotion dưỡng da, có tác dụng lấy đi tế bào chết, tái tạo và giúp da sáng.

- Chất chống lão hóa: Mật ong có khả năng bảo vệ da chống tia UV, giảm thiểu sự kích ứng da. Ngoài ra, chúng còn giúp kiềm hãm quá trình hình thành nếp nhăn, tăng độ đàn hồi, giúp da khỏe và săn chắc.

3- Mật ong với sức khỏe:

- Giúp sáng mắt: Pha một thìa mật ong vào nước ép cà rốt, uống trước khi ăn sáng khoảng một giờ. Loại thức uống này giúp cho đôi mắt trong sáng, tia nhìn tinh anh.

- Trị đau cổ họng: Uống hỗn hợp mật ong hòa với nước ép gừng sẽ giúp giảm triệu chứng cảm lạnh, ho, đau họng, chảy nước mũi…

- Thúc đẩy tuần hoàn máu: Trộn 1 thìa nước ép tỏi với 2 thìa mật ong. Dùng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Bài thuốc này giúp thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, khiến da dẻ hồng hào, mịn màng hơn.

- Giảm béo: Pha 1-2 thìa mật ong với 1 thìa nước ép chanh vào một ly nước ấm. Uống hỗn hợp này mỗi ngày sẽ giúp lọc sạch đường ruột, giúp giảm béo.

- Trị hen, suyễn: Trộn 1/2g bột tiêu đen với mật ong và nước ép gừng, uống 3 lần/ngày.

(Theo TTGÐ)

www.47daklak.com

Tác dụng của mật ong

Dù ít hay nhiều mình cá là mỗi người chúng ta đều biết rằng mật ong có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Nhưng để hiểu rõ các tác dụng của mật ong thì không phải ai cũng biết. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những tác dụng của mật ong, một sản phẩm thiên nhiên vô cùng quý giá này!

Tác dụng của mật ong
 


1. Mật ong có tác dụng an thần, dễ ngủ:

Buổi tối trước khi đi ngủ hoà 2 – 3 thìa mật ong vào một cốc sữa ấm, uống từ từ từng ngụm nhỏ sẽ giúp ngủ rất nhanh và sâu. Rất nhiều người dùng phương pháp này thay cho thuốc ngủ cho hiệu quả rất tốt mà hoàn toàn không bị tác dụng phụ.

2. Mật ong có tác dụng bồi bổ cơ thể:

Dùng thường xuyên cho người lớn và trẻ em lớn hơn 1 tuổi rưỡi, pha 2 thìa mật ong với nước ấm không quá nóng, không quá lạnh), uống vào buổi sáng khi chưa ăn gì vào bụng. Tốt nhất khoảng 10 – 15 phút sau thì ăn sáng.

Người ta cũng thấy rằng mật ong đánh kèm với lòng đỏ trứng gà, ăn mỗi ngày một quả sẽ giúp da dẻ hồng hào, khoẻ mạnh.

Một tác dụng nữa của mật ong là khi trộn mật ong trộn bột tam thất ăn mỗi bữa một chén còn có tác dụng hồi phục sức lực sau khi ốm dậy.

Ngoài ra, mật ong có tác dụng rất tốt với những người yếu tim, kích thích hoạt động của tim. Ngoài ra mật ong còn có nhiều cách sử dụng khác như được pha thêm vào trà để uổng buổi sáng, hoặc khi uống sẽ làm giảm nồng độ, dễ uống và chống say, dùng làm bánh thay đường… thậm chí làm thịt gà bằng nước mật ong cũng làm gà thơm và ngon hơn!

 
Tác dụng của mật ong
 


3.  Mật ong còn có thể chống cảm lạnh

Hãy sử  dụng 2 – 3 thìa mật ong thêm vào một cốc nước chanh nóng sẽ có tác dụng tốt cho người bị cảm lạnh

4. Có thể dùng mật ong để chữa ho

Nếu bị ho, hãy lấy một quả chanh tươi, khía kiểu múi khế ở lớp vỏ ngoài, sau đó cho một vài thìa cà phê mật ong, ngâm khoảng 1-2 giờ sau đó ngậm sẽ đỡ ho ngay.

5. Mật ong có thể chống nhiễm trùng da khi trầy xước

Làm sạch vết thương rồi bôi mật ong lên, vết xước sẽ mau lành và không bị nhiễm trùng hay sưng tấy.

6. Mật ong có tác dụng làm đẹp

Mật ong là một phương thuốc rất tốt cho làn da của bạn, mật ong giúp làm sạch lỗ chân lông, giúp da mịn màng và sạch sẽ. Mật ong còn giữ ẩm cho da, ngăn ngừa các nếp nhăn, chống lão hóa sớm. Vì thế, bạn nên biết một vài cách làm mặt nạ chăm sóc da với mật ong rất hiệu quả.Mật ong với nghệ: Công thức mặt nạ này dùng để giúp cho làn da của bạn ngày càng sáng hơn. Bạn nên sử dụng thường xuyên để nhanh chóng có được làn da sáng. Một thìa cà phê bột nghệ trộn với một thìa cà phê mật ong, sau đó bạn đắp mặt nạ này trực tiếp lên mặt, để trong vòng 15-20 phút, rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Mặt nạ này có thể giảm bớt những nhược điểm trên khuôn mặt bạn do các vết sẹo để lại hoặc ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn đầu đen.

 
Tác dụng của mật ong
 

7. Mật ong có tác dụng lớn khi chữa viêm loét dạ dày, tá tràng

Mật ong 100ml chưng cách thủy uống trước khi ăn, mỗi ngày 3 lần, dùng liên tục 2- 3 tuần. Hoặc mật ong 10g, cam thảo sống 10g, trần bì với nước lấy 200ml rồi hòa mật ong chia uống 2-3 lần trong ngày.

8. Khi chữa bệnh đau dạ dày, không thể thiếu tới mật ong

Mật ong trộn với bột nghệ đen (thể hàn), nghệ vàng (thể nhiệt) có thể chữa viêm loét dạ dày. Ăn liền trong 1-2 tháng sẽ cho kết quả tốt. Còn cái này là của nước ngoài, rất đơn giản: 1 thìa mật ong + nước chanh vắt + nước ấm, uống trước khi ăn chữa đau dạ dày.

9.  Mật ong có khả năng kháng sinh và chống nhiễm khuẩn :

Mật ong thường được dùng trong dân gian như một loại thuốc điều trị các vết thương nhẹ, vết bỏng, bệnh ngoài da. Ong dùng mật ong để nuôi các ấu trùng, do đó trong mật chứa các enzim kháng khuẩn để giúp bảo vệ ấu trùng.

10. Mật ong có tác dụng với người cao huyết áp

Với người huyết áp cao, dùng một ngày hai lần: 1 thìa mật ong + nước ép gừng+ hồi xay nhỏ.

11. Mật ong có thể trị thiếu máu: Mật ong 80g thìa uống 3 lần trong ngày.

12. Điều trị nhọt độc, ung thũng bằng mật ong: Dùng mật ong trộn với hành cũ giã nát đắp lên tỗn thương.

13. Chữa tưa lưỡi trẻ em: Dùng gạc sạch thấm mật ong, quấn vào ngón tay, thoa đi thoa lại miệng lưỡi nhiều lần.

15. Ngoài ra mật ong còn có tác dụng giữ  ấm và giảm đau


Chú ý: Mật ong tuy có rất nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể nhưng có một số thực phẩm nếu kết hợp với mật ong có thể dẫn tới ngộ độc gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Xem thêm “Mật ong kỵ với những gì?"

www.47daklak.com

Cách ăn phấn hoa tốt nhất

Cách ăn phấn hoa tốt nhất và đơn giản nhất là trước bữa ăn khoảng 30phút pha phấn hoa với khoảng 1/2lít nước ấm (nếu uống chưa quen, có thể pha thêm 1 ít mật ong thật) uống đều đặn hàng ngày.

Cách ăn phấn hoa này giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa kích thích dạ dày hoạt động để tiêu hóa thức ăn, giúp mọi người có thân hình lý tưởng và sức khỏe sung mãn.

Trong y học cổ truyền phương Đông, việc sử dụng phấn hoa ong làm thuốc chữa bệnh và bổ dưỡng sức khỏe đã có một lịch sử rất lâu đời.

Phấn hoa ong thực chất là những tế bào sinh sản giống đực của các loài hoa, là sản phẩm tự nhiên được con ong chăm chỉ thu lượm từ nhụy hoa, có giá trị dinh dưỡng rất cao, thậm chí còn hơn cả các thực phẩm như sữa, trứng

undefined

Cách ăn phấn hoa tốt nhất giúp bạn khỏe mạnh hàng ngày

Thành phần của phấn hoa ong rất phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chủng loại phấn, điều kiện địa lý, khí hậu…, trong đó có chứa chừng 12-20% nước, 20-25% protein, 13% acid amin, 25-48% carbon hydrat, 1-20% lipid, 27 loại chất khoáng như K, Ca, Na, P, Mg, S, Cu, Fe, Zn, Mn, Ti, Ni, Si, Cl… và 11 loại vitamin như B1, B2, B3, B6, C, A, D, E, P, K… Ngoài ra, trong phấn hoa ong còn có khá nhiều loại men và các chất có hoạt tính sinh học rất có ích cho cơ thể.

Tác dụng phấn hoa khác nhau tùy thuộc vào Phấn của mỗi loại hoa như: phấn hoa hòe có công dụng kiện vị và trấn tĩnh; phấn hoa kiều mạch có công dụng kiện tỳ lý khí, bổ huyết và làm chậm nhịp tim; phấn hoa cửu lý hương có công dụng thúc đẩy tuần hoàn, cải thiện khả năng ghi nhớ, kháng khuẩn và giảm ho; phấn hoa thùy dương có công dụng bồi bổ và giảm đau; phấn hoa dâu có công dụng làm hạ đường huyết; phấn hoa cải có công dụng phòng chống giãn và viêm loét tĩnh mạch; phấn hoa táo có công dụng bổ dưỡng cơ tim, phấn hoa Atiso,…

Theo y học cổ truyền, phấn hoa vị ngọt, tính bình, có công dụng ích khí dưỡng huyết, bổ thận điều tinh, thường dùng cho những trường hợp tâm tỳ suy nhược, thận tinh bất túc biểu hiện bằng các triệu chứng như mỏi mệt rã rời, bồn chồn bực bội, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, hay quên, ăn kém, suy giảm tình dục, đau lưng mỏi gối, liệt dương di tinh, xuất tinh sớm, tiểu đêm nhiều lần, muộn con, tắt kinh sớm… Y thư cổ Thần nông bản thảo kinh cho rằng nếu dùng phấn hoa ong lâu ngày có thể làm cho cơ thể trở nên nhẹ nhàng, khí lực sung mãn và trẻ lâu, sống thọ.

Nhiều công trình nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng cho thấy liệu pháp phấn hoa có công dụng kéo dài tuổi thọ; phòng chống tật bệnh, đặc biệt là bệnh lý đường tiêu hóa, tim mạch và rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, tăng lipid máu…; cải thiện chức năng gan; dự phòng tích cực u phì đại tiền liệt tuyến, cảm mạo và ung thư; tăng cường công năng giải độc của cơ thể; phòng chống rối loạn tiền mãn kinh… Ví như, kết quả một công trình nghiên cứu

khảo sát tác dụng trị liệu của phấn hoa trên 212 bệnh nhân bị viêm gan siêu vi B của các nhà y học Trung Quốc cho thấy: sau 1-3 tháng sử dụng phấn hoa liên tục, các triệu chứng lâm sàng như mệt mỏi, chán ăn, chướng bụng, đau tức vùng gan được cải thiện rõ rệt từ 79,1-89,9%, chỉ số vàng da và men gan trở về bình thường ở 76,25 và 80,04% tổng số bệnh nhân. Một công trình nghiên cứu khác tiến hành trên 66 bệnh nhân bị rối loạn lipid máu kèm theo có cơn đau thắt ngực cho thấy: sử dụng liệu pháp phấn hoa liên tục trong 2-3 tháng đã làm hoãn giải 89% số cơn đau, điện tâm đồ được cải thiện 48%, các chỉ số mỡ máu như cholesterol, triglycerid, HDL-C, LDL-C đều trở về gần trị số bình thường.

Phấn hoa ong có tác dụng giải trừ mệt mỏi. Những trung tâm nghiên cứu khoa học của quốc gia tiến hành nghiên cứu tác dụng nâng cao khả năng vận động của phấn hoa  ong : sau khi nhân viên thử nghiệm uống phấn hoa ong, kiểm tra toàn diện các chỉ tiêu sức khỏe như huyết áp, mạch đập,lượng hoạt động của phổi, sức nắm, lực của thắt lưng và địng lượng công suất đi xe đạp PWC170 ( khả năng làm việc của cơ thể khi tim đập 170 lần/ phút),… kết quả cho thấy, sau khi dùng phấn hoa ong, PWC170, chỉ số bàn chạy, sức nắm của tay trái và tay phải, lực thắt lưng.. lập tức có sự thay đổi về nhịp tim rất rõ. Cho thấy phấn hoa ong có tác dụng nâng cao khả năng làm việc của tim, tố chất sức khỏe của vận động viên, lực của cơ thắt lưng, đặc biệt là kéo dài sức chịu đựng rất rõ. Nguyên nhân là do sau khi vận động viên dùng phấn hoa ong, giấc ngủ được cải thiện, tăng sự thèm ăn, nâng cao chức năng của tim phổi, tăng cường thể lực và sức chịu đựng, giải trừ mệt mỏi sau khi vận động, từ đó nâng cao thành tích vận động.

Cách Ăn phấn hoa được nhiều người sử dụng: 

- Hoà 3 thìa phấn hoa vào 100ml nước sôi( hoặc nước ấm ), khuấy nhanh cho tan hết, chế thêm nước lạnh cho nguội bớt và pha thêm vào chút  mật ong cho đủ ngọt ta đã có một cốc sinh tố bổ dưỡng hơn bất kỳ loại sữa dinh duỡng nào.

- Trộn khoảng 1/2 đến 1 thìa phấn hoa vào cháo, bột, nấu chín dùng cho trẻ nhỏ

- Phấn hoa ngâm rượu 100g/l cho thêm mật ong thành rượu bổ cao cấp.

Những điều lưu ý khi sử dụng phấn hoa:

1.Những người có tiền sử dị ứng phấn hoa thì không nên sử dụng phấn hoa ong.

2.Không sử dụng phấn hoa đã bị biến chất (ẩm mốc, mùi khó chịu)

3. Phấn hoa có nhiều màu và kích thước hạt khác nhau tuỳ theo loại hoa cho phấn.
4.Phấn hoa tốt nhất: Màu tươi sáng, khô, mùi thơm, vị bùi ngọt.

5.Bảo quản phấn hoa ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, tốt nhất nên chứa trong lọ kín, trong hộp sữa bột đã rửa kỹ, trong túi nilông và lưu ý đậy hoặc buộc kỹ vì phấn hoa hút ẩm mạnh.

www.47daklak.com

Phấn hoa có công dụng gì?

Tác giả : Thạc sĩ HOÀNG KHÁNH TOÀN

Trong y học cổ truyền phương Đông, việc sử dụng phấn hoa làm thuốc chữa bệnh và bổ dưỡng sức khỏe đã có một lịch sử rất lâu đời.
Phấn hoa thực chất là những tế bào sinh sản giống đực của các loài hoa, là sản phẩm tự nhiên được con ong chăm chỉ thu lượm từ nhụy hoa, có giá trị dinh dưỡng rất cao, thậm chí còn hơn cả các thực phẩm như sữa, trứng...

undefined

Phấn hoa đóng lọ

Thành phần của phấn hoa rất phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chủng loại phấn, điều kiện địa lý, khí hậu..., trong đó có chứa chừng 12-20% nước, 20-25% protein, 13% acid amin, 25-48% carbon hydrat, 1-20% lipid, 27 loại chất khoáng như K, Ca, Na, P, Mg, S, Cu, Fe, Zn, Mn, Ti, Ni, Si, Cl... và 11 loại vitamin như B1, B2, B3, B6, C, A, D, E, P, K... Ngoài ra, trong phấn hoa còn có khá nhiều loại men và các chất có hoạt tính sinh học rất có ích cho cơ thể.

Theo y học cổ truyền, phấn hoa vị ngọt, tính bình, có công dụng tư bổ cường tráng, ích khí dưỡng huyết, bổ thận điều tinh, thường dùng cho những trường hợp tâm tỳ suy nhược, thận tinh bất túc biểu hiện bằng các triệu chứng như mỏi mệt rã rời, bồn chồn bực bội, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, hay quên, ăn kém, suy giảm tình dục, đau lưng mỏi gối, liệt dương di tinh, xuất tinh sớm, tiểu đêm nhiều lần, muộn con, tắt kinh sớm... Y thư cổ Thần nông bản thảo kinh cho rằng nếu dùng phấn hoa lâu ngày có thể làm cho cơ thể trở nên nhẹ nhàng, khí lực sung mãn và trẻ lâu, sống thọ.

Nghiên cứu hiện đại cho thấy phấn hoa có tác dụng phòng chống cao huyết áp, vữa xơ động mạch, đái tháo đường, viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm gan, chống lão hóa, chống phóng xạ, tăng cường công năng miễn dịch, thúc đẩy quá trình tạo huyết, kiện não bổ tủy, cải thiện năng lực ghi nhớ, điều tiết nội tiết tố, khống chế tiền liệt tuyến tăng sinh, tăng cường khả năng tình dục, phòng chống ung thư và làm đẹp da... Ngoài ra, phấn của mỗi loại hoa lại có những tác dụng riêng như: phấn hoa hòe có công dụng kiện vị và trấn tĩnh; phấn hoa kiều mạch có công dụng kiện tỳ lý khí, bổ huyết và làm chậm nhịp tim; phấn hoa cửu lý hương có công dụng thúc đẩy tuần hoàn, cải thiện khả năng ghi nhớ, kháng khuẩn và giảm ho; phấn hoa thùy dương có công dụng bồi bổ và giảm đau; phấn hoa dâu có công dụng làm hạ đường huyết; phấn hoa cải có công dụng phòng chống giãn và viêm loét tĩnh mạch; phấn hoa táo có công dụng bổ dưỡng cơ tim...

Nhiều công trình nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng cho thấy liệu pháp phấn hoa có công dụng kéo dài tuổi thọ; phòng chống tật bệnh, đặc biệt là bệnh lý đường tiêu hóa, tim mạch và rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, tăng lipid máu...; cải thiện chức năng gan; dự phòng tích cực u phì đại tiền liệt tuyến, cảm mạo và ung thư; tăng cường công năng giải độc của cơ thể; phòng chống rối loạn tiền mãn kinh... Ví như, kết quả một công trình nghiên cứu khảo sát tác dụng trị liệu của phấn hoa trên 212 bệnh nhân bị viêm gan siêu vi B của các nhà y học Trung Quốc cho thấy: sau 1-3 tháng sử dụng phấn hoa liên tục, các triệu chứng lâm sàng như mệt mỏi, chán ăn, chướng bụng, đau tức vùng gan được cải thiện rõ rệt từ 79,1-89,9%, chỉ số vàng da và men gan trở về bình thường ở 76,25 và 80,04% tổng số bệnh nhân. Một công trình nghiên cứu khác tiến hành trên 66 bệnh nhân bị rối loạn lipid máu kèm theo có cơn đau thắt ngực cho thấy: sử dụng liệu pháp phấn hoa liên tục trong 2-3 tháng đã làm hoãn giải 89% số cơn đau, điện tâm đồ được cải thiện 48%, các chỉ số mỡ máu như cholesterol, triglycerid, HDL-C, LDL-C đều trở về gần trị số bình thường.

Người ta thường dùng phấn hoa bằng cách ăn tự nhiên, pha với nước sôi để uống, ngâm rượu hoặc trộn lẫn với mật ong để dùng. Với trẻ em có thể dùng dưới dạng nấu lẫn với bột hoặc cháo. Cho đến nay, quan điểm về liều lượng dùng phấn hoa mỗi ngày cũng chưa thật sự thống nhất. Phần đông cho rằng ở người trưởng thành tối đa nên dùng từ 5-10g, trẻ em thì giảm bớt liều, mỗi ngày từ 2-3g. Trung tâm nghiên cứu ong Trung ương khuyên nên dùng mỗi lần từ 1-2 thìa cà phê, mỗi ngày 2 lần. Nói chung, mỗi ngày nên dùng chừng 5g là vừa phải, chia uống 2-3 lần.

Dùng phấn hoa phải biết cách bảo quản nếu không thì chất lượng sẽ giảm dần. Tốt nhất nên mua ở những cơ sở chế biến có đủ các trang bị để làm khô triệt để, diệt được hết vi khuẩn và trứng côn trùng. Khi mua về, sau mỗi lần dùng, cần đóng nắp lọ thật chặt và để trong tủ lạnh. Cũng có thể dùng mật ong hoặc đường trắng để bảo quản, người ta thường trộn đều phấn hoa với đường theo tỷ lệ 2/1 rồi cho vào lọ, nén chặt, phủ lên trên một lớp đường dày từ 10-15 cm, bịt kín miệng lọ, để ở nơi thoáng mát và khô ráo.

www.47daklak.com

9 thực phẩm kỵ với mật ong bạn có biết?

Mật ong vừa là thực phẩm vừa là dược phẩm, nó có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Kinh nghiệm dân gian cũng như khoa học đã chứng minh được điều đó, chúng ta không còn gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, khi kết hợp với một số thực phẩm cơ thể có thể bị ngộ độc, dẫn tới nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra. Dưới đây là 9 thực phẩm kỵ với mật ong mà bạn phải biết, cùng tìm hiểu nhé.

1. Mật ong và cơm

Nghe có vẻ rất khó hiểu vì cơm vốn dĩ mát, lành chúng ta vẫn ăn hằng ngày. Còn mật ong lại bổ dưỡng. Nhưng sự thật, mật ong ăn cùng cơm có thể làm bạn bị đau dạ dày.

Mật ong kỵ cơm

mật ong kỵ cơm

2. Mật ong kỵ với cây thì là

Mật ong và cây thì là, nếu vô tình kết hợp chúng trong một món ăn nào đó sẽ không tốt, có thể gây tổn thương gan, sưng hoặc đau mắt đỏ.

mật ong kỵ cây thì là

mật ong kỵ cây thì là

3. Mật ong không nên pha với nước đun sôi

Mật ong có thể uống chung với nước ấm rất tốt cho cơ thể. Nhưng nếu pha mật ong với nước đun sôi lại không hề tốt.

Mật ong có hàm lượng enzyme, vitamin và khoáng chất phong phú. Nếu hòa lẫn với nước sôi, sẽ không thể duy trì được màu sắc, vùi vị tự nhiên, mà còn phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong. Nhiệt độ nước tốt nhất để hòa cùng mật ong là 35oC

Mật ong pha với nước nóng làm mất chất dinh dưỡng

Mật ong pha với nước nóng làm mất chất dinh dưỡng

4. Mật ong kỵ với hành tây

Mật ong kết hợp với hành tây sẽ khiến cho axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây, nảy sinh phản ứng hóa học có hại, hoặc sản sinh chất có độc, kích thích dạ dày gây tiêu chảy.

Mật ong kỵ hành tây

Mật ong kỵ hành tây

5,6: Mật ong kỵ với đậu phụ và sữa đậu nành

Đậu cũng như các sản phẩm chế biến từ đậu và mật ong đều chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng lại không thể kết hợp với nhau để cùng chế biến, nếu không sẽ dẫn đến tiêu chảy.

Không những thế, khoáng chất, protein thực vật, axit hữu cơ trong đậu phụ nếu kết hợp với enzym trong mật ong sẽ xảy ra phản ứng sinh hóa bất lợi cho sức khỏe.

Mật ong kỵ sữa đậu nành

Mật ong kỵ sữa đậu nành

7. Mật ong rất kỵ với cá chép

Nếu vô tình trong món ăn nào đó, bạn kết hợp mật ong và cá chép là không tốt, cơ thể có thể bị trúng độc ngay. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng đậu đen, cam thảo để giải độc.

mật ong kỵ cá chép

8. Mật ong không nên dùng với lá hẹ

Theo dân gian, trẻ nhỏ bị ho thường dùng mật ong và lá hẹ hấp lên lấy nước cho uống. Nhưng thực tế lại không phải vậy. Nó chỉ có tác dụng nếu hệ tiêu hóa của em bé tương đối ổn định. Hẹ có hàm lượng vitamin C phong phú. Tuy nhiên, nếu kết hợp với mật ong có thể gây tiêu chảy.

mật ong lá hẹ kỵ nhau

mật ong lá hẹ kỵ nhau

9. Cua

Cua có tính hàn, còn mật ong ăn quá lượng rất dễ tiêu chảy. nếu dùng chung hai thứ sẽ kích thích đường ruột, và dễ gây tiêu chảy, thậm chí trúng độc.

mật ong và cua

mật ong và cua

Qua bài viết này, mình tin chắc rằng bạn đã có thêm thông tin về 9 loại thực phẩm kỵ với mật ong mà TH honey cung cấp. Chúc bạn sử dụng đúng để mật ong nguyên chất phát huy hết công dụng của nó nhé.

www.47daklak.com

Cách phân biệt sữa ong chúa giả và thật đơn giản nhất

Đây là cách test sữa ong chúa. Thật ra, so với mật ong, sữa ong chúa khó làm giả, dễ nhận biết sữa ong chúa thật hay giả hơn nhiều. Qúy khách hay thử một trong các cách đơn giản sau nhé!

Cách 1:

Ngậm sữa ong chúa trong miệng. Nếu là sữa ong chúa thật bạn sẽ nhận thấy phần sữa ong chúa dần tan hết trong miệng mà không để lại cợn bột; đồng thời bạn sẽ cảm nhận được vị hơi chua và lợ của sữa ong chúa. Ngoài ra cổ họng sẽ thấy hơi khé (hơi gắt cổ) và có cảm giác khó ăn (nếu không quen).

Sữa ong chúa giả, không nguyên chất thường sẽ bị pha với bột hoặc các hỗn hợp khác, khi ngậm trong miệng sẽ không tan hết và để lại cợn bột hay bạn sẽ không cảm nhận được vị của sữa ong chúa nguyên chất như trên.

Cách 2:

Thoa sữa ong chúa lên da tay. Trường hợp là nguyên chất bạn sẽ thấy sữa ong chúa khô lại trong vòng 2-5 phút và phần da được thoa lên sẽ căng ra giống như một lớp màng keo. Sau đó bạn dùng khăn ướt lau lớp màng sữa ong chúa trên da đi. Vì sữa ong chúa có chứa rất nhiều Vitamin E và nhiều loại Vitamin khác nên bạn sẽ thấy vùng da này căng hơn, mịn màng hơn so với vùng da khác. Nếu là sữa ong chúa không nguyên chất sẽ không có được những hiệu quả như vậy.

Một cách khác mà chính bản thân mình đã trải qua đó là dùng sữa ong chúa thật thoa trực tiếp lên vùng da nhạy cảm, mỏng hơn, ví dụ như da mặt. Lần đầu tiên thoa bạn sẽ cảm thấy nóng, da ửng đỏ lên trong vài phút. Bởi da mặt rất nhạy cảm, sữa ong chúa thật lại chứa rất nhiều vitamin, nếu thoa trực tiếp với lượt dầy da sẽ không quen và bị kích ứng. Vì vậy, khi sử dụng sữa ong chúa trong việc làm đẹp, thời gian đầu phải hòa sữa ong chúa với nước theo tỉ lệ 1 phần sữa ong chúa, 2 hoặc 3 phần nước, để làn da kích ứng dần. Lần đâu tiên sẽ có cảm giác hơi rát, nhưng về sau quen sẽ không còn cảm giác đó, da mặt sẽ mịn màng, căng và trắng dần lên.

undefined

Cách phân biệt sữa ong chúa giả và thật

Cách 3:

Nhận biết sữa ong chúa thông qua màu sắc. Thông thường sữa ong chúa nguyên chất sẽ có màu vàng nhạt ( sau khi được lấy ra khỏ nụ chúa ), hoặc trắng đục ( vẫn còn nằm trong nụ chúa ), dạng sệt. Nếu là sữa ong chúa bị pha, có thể màu sắc sẽ khác đi hoặc sẽ xuất hiện các đốm màu lạ do sự phản ứng giữa các chất không tương đồng.

Cách 4:

Trộn sữa ong chúa với mật ong nguyên chất. Sữa ong chúa nguyên chất sẽ tan hoàn toàn trong mật ong và không phân lớp.

Cách cuối cùng là bạn nên chọn mua sữa ong chúa tại những địa chỉ tin cậy. Khi mua bạn nên yêu cầu được kiểm tra hàng. Những người bán hàng thật sẽ không ngại gì cho bạn kiểm tra sản phẩm.

Với những cách phân biệt sữa ong chúa thật đơn giản ở trên, hy vọng bạn sẽ mua được sản phẩm nguyên chất!

Bài viết mới hơn → Home ← Bài viết cũ hơn