Ung thu dạ dày ngày càng gia tăng và nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là nguyên nhân hàng đầu gây biến chứng ung thư từ các bệnh viêm loét dạ dày lành tính.

Vi khuẩn HP - nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét và ung thư dạ dày

Vi khuẩn HP - nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét và ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày: khó phát hiện, tử vong cao

Triệu chứng của viêm loét và ung thư dạ dày khó phân biệt, đều là đau rát vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, chỉ chẩn đoán phân biệt khi nội soi dạ dày để quan sát tổn thương hoặc làm sinh thiết tế bào.

Mỗi năm, VN có trên 15.000 ca phát hiện mới và hơn 11.000 ca tử vong vì ung thư dạ dày. Đây là bệnh ung thư phổ biết xếp thứ 2 trong số 10 loại ung thư nguy hiểm thường gặp tại nước ta.

 Đa số bệnh nhân ung thư dạ dày phát hiện khi đã ở giai đoạn nguy hiểm, tiên lượng rất xấu, chỉ có 15% bệnh nhân sống thêm được 5 năm.

Ung thư dạ dày có thể di căn sang các bộ phận khác của cơ thể, gây tỷ lệ tử vong rất cao.

Thời gian sống của người mắc bệnh trung bình thường dưới 1 năm bất kể khối u ban đầu nằm ở vị trí nào. Hiện tại, chưa có phương pháp nào để kéo dài khoảng thời gian này.

Vì vậy, cách tốt nhất là kiểm soát triệt để các nguyên nhân gây bệnh để hạn chế tiến triển thành ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP, nguyên nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày

Hiện nay tỷ lệ viêm dạ dày mạn tính rất cao, chiếm khoảng 50% dân số, trong đó nguyên nhân do HP chiếm khoảng 95%.

Trong những năm đầu nhiễm vi khuẩn HP người bệnh thường bị các bệnh viêm hoặc loét dạ dày, nhưng nguy hiểm hơn là có tới 70% - 80% người nhiễm vi khuẩn HP không hề có triệu chứng gì, mà vi khuẩn HP cứ âm thầm phát triển.

Nếu tình trạng nhiễm trùng HP không được điều trị thì sau 10 - 20 năm sẽ làm pH dạ dày tăng, khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương sâu, các tế bào bị xơ, viêm teo và bị thay thế bằng các mô sản ruột (di sản ruột). Sự viêm teo mạn tính kết hợp vớ mô sản ruột lan tỏa lâu ngày khiến sản sinh ra các tế bào ung thư ở dạ dày.

Diệt vi khuẩn HP - Nên kết hợp Đông Tây y

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu toàn diện của y học, nước ta vẫn chú trọng và khuyến khích điều trị kết hợp giữa đông và tây y.

Các công trình nghiên cứu gần đây của các nhà tiêu hóa đã chứng minh rằng, tiệt trừ thành công vi khuẩn HP sẽ làm giảm tần suất tái phát viêm loét dạ dày và giảm rõ rệt nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Tuy nhiên bệnh nhân rất dễ tái nhiễm do vi khuẩn HP tồn tại trong bựa răng, nước bọt, dễ lây nhiễm qua ăn uống. Hy vọng trong một tương lai gần, các nhà nghiên cứu sẽ tìm ra vắc-xin ngừa lây nhiễm vi khuẩn H.pylori.

 Vì vậy, khi phát hiện có nhiễm HP và có triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng, cần tiến hành điều trị sớm và triệt để bằng các phác đồ kháng sinh kết hợp với thuốc giảm tiết acid. Và trong những trường hợp kháng thuốc này, bác sĩ bắt buộc phải phối hợp thêm nhiều kháng sinh. Theo đó phải sử dụng phối hợp và đúng liều 2 kháng sinh hiệu quả và ít bị kháng thuốc trong cộng đồng tối thiểu trong 7 ngày; có thể phải kết hợp với các thuốc kháng tiết axít mạnh để tạo điều kiện tối ưu cho kháng sinh phát huy tác dụng.

 Còn với các loại thuốc nam như cam thảo, chè dây, mật ong, nghệ… lại có vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị, dự phòng.

Trong y học cổ truyền, nghệ vàng là một trong số ít các thảo dược vừa có tác dụng giải độc gan lại giúp chống viêm, làm lành nhanh viết viêm loét dạ dày. Hoạt chất mang lại tác dụng của nghệ là curcumin.

Theo các chuyên gia y tế, curcumin có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, chống viêm, tăng tiết chất nhầy mucin để tái tạo và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ năm 2009 đã chứng minh curcumin ức chế sự phát triển của cả 65 chủng HP, trong đó có nhiều chủng đã kháng kháng sinh.

 

Theo Phương Dung (Thanh Niên)